Chương trình tích hợp đã được chúng tôi xây dựng từ năm 2018 ngay sau khi chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành để đảm bảo tính cập nhật. Với kinh nghiệm vừa giảng dạy vừa nghiên cứu từ 2014, chương trình tích hợp đã được chúng tôi hoàn thiện và đang trong quá trình chờ Bộ Giáo dục – Đào tạo phê duyệt. Để triển khai chương trình tích hợp thành công, chúng tôi coi mô hình đồng dạy chính là chìa khoá.
Vậy, mô hình đồng dạy là gì?
Đồng dạy là việc có nhiều hơn một giáo viên cùng phối hợp giảng dạy một lớp, một môn học, một chương trình. Khi tổ chức đồng dạy, ta có thể hướng tới nhiều mục đích: giáo dục nhiều nhóm trình độ trong cùng một lớp, phát huy điểm mạnh nhiều giáo viên, hướng tới nhiều mục tiêu cho người học…
Tại Nguyễn Siêu, mục đích của mô hình đồng dạy là triển khai hiệu quả chương trình tích hợp, tức là phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của cả hai chương trình trong chỉnh thể tích hợp, hướng tới nhiều mục tiêu cho người học. Để đảm bảo đạt mục đích, giáo viên giảng dạy cần có kiến thức chuyên môn sâu sắc cả hai chương trình. Lựa chọn của chúng tôi là mô hình đồng dạy theo cặp – một giáo viên nước ngoài (hiểu rõ về chương trình Cambridge) và một giáo viên Việt Nam (nắm cả hai chương trình).
Điểm mạnh khi phối hợp đồng dạy như vậy là phát huy được: chuyên môn sâu về chương trình Cambridge của giáo viên nước ngoài và hiểu biết về người học Việt Nam và chương trình Việt Nam của giáo viên Việt Nam. Thêm nữa, với việc có 2 giáo viên đồng dạy, học sinh sẽ được quan sát, chăm sóc tốt hơn, sát hơn.
Chúng ta có thể coi mô hình đồng dạy là “bản nâng cấp” của mô hình giáo viên Việt Nam hợp tác hỗ trợ giáo viên nước ngoài mà chúng tôi đã thực hiện từ rất lâu. Chúng ta đều biết trong một số thời điểm, hoàn cảnh nhất định như hỗ trợ học sinh chưa theo kịp chương trình, ôn luyện trước các kì thi… thì vai trò của giáo viên Việt Nam là rất quan trọng. Việc giáo viên Việt Nam hỗ trợ đã mang tới rất nhiều kết quả tích cực, điển hình như tăng tốc đạt kết quả cao ở các kì thi.
Đến thời điểm chính thức thực hiện chương trình giáo dục tích hợp thì mô hình đồng dạy gần như bắt buộc phải làm. Để đảm bảo yêu cầu cần đạt của vùng kiến thức trùng giữa 2 chương trình Cambridge và chương trình Việt Nam thì vai trò của giáo viên nước ngoài là không đủ, khi đó vai trò giáo viên Việt Nam là rất quan trọng. Nếu chỉ có duy nhất giáo viên nước ngoài dạy sẽ rất khó đạt được yêu cầu cần đạt vùng kiến thức trùng này. Giáo viên Việt Nam sẽ không chỉ đảm bảo phần kiến thức này mà còn có vai trò kết nối chặt chẽ với phần kiến thức Việt Nam để môn học trở thành một chỉnh thể cho người học. Tuy vậy, việc tổ chức đồng dạy lại rất cần thận trọng, kiên nhẫn và cả tinh tế để hoà hợp cá tính giáo viên, phương pháp giáo dục và triết lý của chương trình giáo dục. Và để thực hiện chương trình đồng dạy hiệu quả thì xây dựng đội ngũ giảng dạy, đặc biệt là đào tạo giáo viên Cambridge Việt Nam đóng vai trò then chốt.
Mới đây, chiều ngày 15/5, trường Nguyễn Siêu chính thức trở thành điểm thực hành nghiệp vụ sư phạm quốc tế đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được ủy quyền bởi Học viện TES (Times Educational Supplement Institute) – Anh quốc. Điều này càng minh chứng cho huwonsgh đi